tháng 6 2018

Để các kiến trúc sư có thể mang đến cho khách hàng một ngôi nhà theo đúng như mong ước của bạn.
Bạn cần chuẩn bị các thông tin sau:
  • Thông tin về khu đất bạn đang muốn xây dựng gồm diện tích khu đất, hướng đất, vị trí khu đất. Tất cả các thông tin này có trong sổ đất của bạn
  • Nhu cầu sử dụng của bạn : bạn đang cần bao nhiêu không gian cho hoạt động của các thành viên trong gia đình. Các phòng chức năng bạn mong muốn như : phòng tập, phòng spa, karaoke, kho…
  • Sở thích, thói quen: mỗi không gian chức năng sẽ phục vụ cho mỗi thành viên , bạn hãy chuẩn bị trước cho người thiết kế biết các sở thích thói quen của bạn ở từng không gian.
  • Gu thẩm mỹ: hãy sư tầm một số không gian bạn mong muốn mình sẽ có trong ngôi nhà, màu sắc, phong cách của ngôi nhà … những hình sẽ là cách gửi thông điệp tốt nhất đến người thiết kế.

Tôi không hình dung được bao nhiêu diện tích thì sẽ đủ cho một không gian sinh hoạt theo ý mình , vậy làm sao cho nhà thiết kế biết được ? 
Nếu không hình dung được bao nhiêu mét vuông là đủ cho một không gian, bạn hãy cho người thiết kế biết bạn muốn khoảng cách giữa các vật dụng trong không gian bạn muốn đề cập tới là bao nhiêu và các loại vật dụng bạn muốn có trong mỗi không gian. Người thiết kế sẽ cho bạn con số chính xác cho mỗi không gian bạn cần.
Về sở thích và thói quen : chỉ cần sở thích và thói quen chính của chủ nhà là ổn ?
Càng nhiều thông tin, người thiết kế sẽ biết cách phối hợp các sở thích và thói quen của các thành viên trong gia đình một cách tốt nhất. Ngôi nhà là nơi hoà hợp gắn kết giữa các thành viên trong gia đình, các thói quen khác nhau cần được đáp ứng để không tạo ra những khó chịu giữa các thành viên.
Gu thẩm mỹ của mỗi thành viên là khác nhau, vậy ngôi nhà tôi sẽ đáp ứng được tất cả các gu thẩm mỹ theo mong muốn của mỗi thành viên ? 
Về tổng thể ngôi nhà cần có sự thống nhất theo một gu thẩm mỹ chung mà chủ nhân ngôi nhà lựa chọn. Các thành viên khác mong muốn có một gu thẩm mỹ riêng thì các phong cách này chỉ nên được gói gọn trong không gian cá nhân của thành viên đó ví dụ như phòng ngủ hay phòng vệ sinh riêng của thành viên đó.
Biệt thự 2 mặt tiền 3 tầng
Phương án biệt thự 2 mặt tiền phối cảnh 3 tầng sau được thiết kế trên diện tích 13m x 24m. Lấy phong cách hiện đại làm chủ đề chính, một trong những kiến trúc nắm bắt xu hướng mới nhất.
Biệt thự mặt tiền này có các ưu điểm nổi bật như : khỏe vẻ đẹp quyến rũ về tổng thể, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiện nghi, thể hiện địa vị cũng như đẳng cấp, kinh doanh tốt trong khu vực đông dân cư.
Không chỉ ở Việt Nam, mà kiến trúc nhà đẹp này khá thịnh hành ở các nước phương Tây, mang đến giá trị cao cho người sỡ hữu. Từ màu sắc, ánh sáng, chi tiết, thiết kế nhà cấp 4… được KTS cân bằng kỹ càng, tạo góc nhìn thu hút đáng kể đối với những ai đi dạo phố.

Tự xây nhà hay thuê xây nhà trọn gói ? 

- Có nên xây nhà trọn gói hay không? Đây là băn khoăn của nhiều gia đình khi chuẩn bị bắt tay vào xây dựng nhà mới.

Nguyên nhân của việc này xuất phát từ tâm lý muốn tự mình quán xuyến việc thi công vì xây nhà là một công việc lớn nên chủ nhà không yên tâm giao toàn bộ cho người khác.

Xây nhà trọn gói có nhiều ưu điểm như tiết kiệm thời gian, công sức, kiểm soát chi phí... nhưng hiện nay không phải đơn vị nào cũng đủ uy tín và trách nhiệm khi làm việc dẫn tới tâm lý không tin tưởng khi thuê đơn vị để “khoán trắng”.


Nhưng nếu tự xây dựng thì không phải chủ nhà nào cũng có đủ kinh nghiệm nên hầu hết thường khá lúng túng khi bắt tay vào việc, dẫn tới những vấn đề phát sinh, và đôi khi công trình xây xong không được như dự kiến.

Trong bài viết này chúng tôi sẽ đưa ra một số lưu ý cho cả 2 phương án để các bạn có cái nhìn khách quan về các phương thức xây nhà hiện nay.

Phương án này không chỉ tiện cho chủ nhà mà nhà thầu cũng tiết kiệm thời gian vì được tự mình cân đối sắp xếp công việc. Để đạt được hiệu quả tối ưu thì cần có 2 điều kiện: Công ty xây dựng nhà xưởng uy tín – trách nhiệm, đồng thời chủ nhà cũng cần thanh toán đúng hẹn theo hợp đồng.

Một số điểm cần lưu ý khi thuê xây nhà trọn gói:


+ Cần xem xét kỹ lưỡng phương án nhà thầu đưa ra trước khi thi công, tránh sự sửa đổi lớn khi đang thi công.

+ Thỏa thuận chi tiết về quy cách kết cấu, chủng loại vật tư, ghi rõ tại phụ lục hợp đồng

+ Nhờ bạn bè, người thân đã từng làm nhà giới thiệu nhà thầu uy tín. Đến xem thực tế các công trình trước của đơn vị nhận thầu, trao đổi với chủ nhà để có thêm thông tin trước khi ký hợp đồng.

+ Thận trọng với các nhà thầu chào giá quá rẻ so với mặt bằng để tránh những đơn vị không đảm bảo chất lượng.

+ Dù là thuê trọn gói, vẫn cần có người giám sát quá trình thi công, đầu vào vật liệu, nghiệm thu sau mỗi phần công việc hoàn thành. Tốt nhất nên nhờ/thuê người thân, người quen có kinh nghiệm để làm việc này.

Có nên Tự thuê nhân công xây dựng

Phương án này được nhiều người lựa chọn bởi nếu có kiến thức về xây dựng, dành thời gian theo dõi công trình, chủ nhà có thể tiết kiệm được một khoản chi phí mà chất lượng công trình vẫn ở mức tốt.

Một số điều cần lưu ý như sau:

+ Thuê thiết kế riêng: nhiều gia đình tự vẽ thiết kế hoặc làm theo kinh nghiệm để tiết kiệm chi phí, việc này rất phổ biến. Tuy nhiên khi thuê thiết kế thì chủ nhà ngoài việc có thể duyệt trước hình ảnh hoàn thiện ngôi nhà còn dự toán được chi phí vật liệu, thiết kế đồng bộ cũng đảm bảo tính thẩm mỹ và kết cấu ổn định.

Bên cạnh đó, bản vẽ thiết kế chi tiết là tài liệu cần thiết trong quá trình thực hiện thủ tục hoàn công nhà ởsau này.

+ Nên khoán thợ theo m2 thay vì thuê công nhật sẽ mất thời gian quản lý mà hiệu quả không cao. Thông thường, phần thô được khoán theo m2 sàn, phần hoàn thiện tính theo công việc cụ thể. Nên chọn nhóm thợ có tay nghề & uy tín để tránh việc thay đổi nhiều thợ khi thi công.

+ Cần có một người trông coi giám sát công trình, kiểm soát vật liệu đầu vào phần thô (bê tông, sắt thép) vì đây là phần kết cấu quan trọng. Thường thì chủ nhà sẽ không thể nắm rõ về các loại vật liệu, quy trình thi công bằng người trong ngành nên cần nhờ người quen có kinh nghiệm hoặc thuê giám sát nếu cần.

+ Đường điện / nước đi trong tường nên chọn hãng tốt để tránh sự thay thế về sau phức tạp. Các vật tư phụ có thể khoán cho bên thi công để đỡ mất thời gian đi lại mua đồ lặt vặt.

Qua đó có thể thấy rằng cả 2 phương án đều có những ưu điểm riêng. Tự xây dựng nếu kiểm soát tốt thì có thể tiết kiệm được chi phí, nhưng cũng có thể phát sinh hao hụt nếu chủ nhà không nắm vững kiến thức xây dựng.

Xây nhà trọn gói không chỉ tiết kiệm được thời gian và công sức trông nom, mà giá thành có thể rẻ hơn nếu như chủ nhà chưa có kinh nghiệm gì về xây dựng, nhưng điều quan trọng hơn là chất lượng công trình xứng đáng với chi phí bỏ ra và chủ nhà không phải suy nghĩ về những vấn đề hay thủ tục phát sinh.

Giám sát ngay từ khâu thiết kế:

Vai trò giám sát trong giai đoạn này là đảm bảo tất cả những yêu cầu của bạn đều được thể hiện trên hồ sơ thiết kế nhà lô phố và mọi chi phí dự toán đều khớp với ngân sách. Thực tế có hai bản vẽ quan trọng nhất bạn phải nắm rõ: Hồ sơ thiết kế và Hồ sơ kỹ thuật.

Giám sát từng công đoạn:

Phần thô được xem là phần quan trọng bậc nhất vì là hạng mục tiền đề, cốt lõi cho tất cả các hạng mục kế tiếp. Giám sát trong giai đoạn này bao gồm theo dõi tiến độ từng công đoạn, kiểm tra tất cả vật liệu có đúng khối lượng, đúng chủng loại và từng hạng mục thi công có đúng theo thiết kế và đảm chất lượng hay không…

Giám sát công tác hoàn thiện:

Phần hoàn thiện tuy nhẹ nhàng hơn nhưng sẽ quyết định mỹ quan cũng như tiện nghi của cả ngôi nhà. Gia chủ phải giám sát khâu chuẩn bị kỹ lưỡng, đảm bảo nếu đã tiến hành hoàn thiện thì không còn bất kì công tác thi công, đục đẽo nào làm hư hỏng hoặc cản trở phần hoàn thiện nữa. Như với nhà có tầng thì phần hoàn thiện nên làm từ tầng trên xuống tầng dưới vì đã hoàn thiện rồi thì không đi qua lại tránh làm ảnh hưởng tới chất lượng nơi đã hoàn thiện. Trên một mặt bằng thì chỉ được thi công một công tác hoàn thiện. Quá trình hoàn thiện ngôi nhà được thực hiện lần lượt theo quy trình các bước: từ trát bả tường, láng sàn; ốp lát gạch; sơn, vôi tường; đến lắp đặt hệ thống kỹ thuật điện và cuối cùng là lắp đặt nội thất.

– Mặt lát ốp gạch phải phẳng và độ dốc đạt yêu cầu. Mạch lát phải thật khít, không có gờ hay nổi cộm, đầy vữa nhưng không bị ố bề mặt.

– Mặt trát bả tường và láng sàn phải phẳng, không được có vết nứt nhỏ. Gõ nhẹ lên mặt nếu có tiếng bộp chứng tỏ lớp vữa bị bong, không bám dính mặt tường, phải cậy bỏ. Nếu nghi ngờ có thể sử dụng những dụng cụ đo chuyên dụng để kiểm tra chính xác.

– Bề mặt sơn, vôi tường phải đồng đều màu sắc, không có vết ố, vết loang lỗ. Mặt lớp sơn phải bóng, không có bọt bong bóng khí, vón cục hay rạn nứt.

– Sau khi tô xong sàn và tường sẽ tiến hành lắp đặt hệ thống điện. Kiểm tra các vị trí nối dây điện phải được nối buộc cẩn thận đúng kỹ thuật và được quấn cẩn thận bằng băng keo đen chuyên dụng. Lời khuyên là cần có một đội chuyên về Cơ điện đảm nhận, nếu có bất cứ thay đổi gì cần có sự tư vấn của KTS để có được giải pháp phù hợp nhất với thiết kế.

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.